Lịch sử hoạt động Pháo_tự_hành_chống_tăng_Jagdtiger

Chỉ có 2 tiểu đoàn(Schwere Panzerjäger-Abteilung-số 512 và 653) là sở hữu hai chiếc Jagdtiger, chiếc đầu tiên đến tiểu đoàn vào tháng 9/1944. Nhưng vào thời điểm đó thì kíp lái Jagdtiger chưa huấn luyện xong và cũng chưa sẵn sàng lái thử và điều khiển. Đồng Minh lợi dụng tình thế này khi phải đối đầu với Jagdtiger, nếu đánh trực diện với Jagdtiger thì sẽ không bao giờ thắng thế nên các xe tăng Đồng Minh chạy lòng vòng làm Jagdtiger phải đuổi theo, sau khoảng 30 phút thì động cơ sẽ bắt đầu hỏng và lúc đó xe tăng Đồng Minh có thể xử lý Jagd gọn nhẹ. Nhận thấy điều này, bộ chỉ huy quân đội Đức lệnh là phải có 2-3 chiếc Tiger I hoặc Panther đi kèm mỗi khi Jagdtiger xung trận.

Ở mặt trận phía Đông, các loại tăng Liên Xô thường rất ít khi thận trọng khi gặp các tăng Đức, họ thường chỉ sử dụng các loại đạn 85mm để bắn tăng đối thủ. Đạn 85mm không thể nào xuyên thủng nổi lớp giáp dày 250mm của Jagdtiger và chỉ một sai lầm bắn không trúng cũng có thể dẫn đến tai hại. Thực tế, một số lượng khá tăng của Liên Xô đã bị bắn hỏng hoặc thiệt hại khi đối đầu với Jagdtiger.

Jagdtiger có điểm yếu duy nhất ở chỗ động cơ và máy móc. Động cơ của Jagdtiger phải làm việc quá công suất, máy móc phải gồng mình lên để đỡ lấy trọng lượng hơn 70 tấn của Jagd. Trên chiến trường, hơn 2/3 số Jagdtiger mất là do động cơ và khoảng 20% còn lại là do sai lầm của kíp lái. Một điểm yếu nữa của Jagdtiger là tốc độ bắn của nó, loại đạn mà nó bắn ra có sức công phá cao nhưng cũng đồng nghĩa với việc là chúng khá nặng, nòng 128mm dài, khung tăng Tiger II dường như vẫn không đủ để lắp lên Jagdtiger. Nó bắn khá chậm và mỗi lần bắn khói từ nòng tỏa ra khá nhiều, dễ làm mất hướng kíp lái và làm quân địch phát hiện.